Cảnh báo thuốc giảm đau đang “giết chết” cầu thủ

thứ sáu 24-3-2017 14:22:42 +07:00 0 bình luận
Bị đau trong tập luyện và thi đấu bóng đá là điều không tránh khỏi, nhưng việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra tác hại khôn lường đến sức khỏe cầu thủ.

Bị đau trong tập luyện và thi đấu bóng đá là điều không tránh khỏi, nhưng việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra tác hại khôn lường đến sức khỏe cầu thủ.

Cựu nhân viên y tế của FIFA Jiri Dvorak cho biết, việc các cầu thủ bóng đá lạm dụng chất thuốc giảm đau hợp pháp sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của họ, thậm chí có khả năng đe dọa đến mạng sống.

Theo Dvorak, khoảng một nửa số cầu thủ tranh tài tại 3 kỳ World Cup vừa qua đã thường xuyên uống thuốc chống viêm không có chất steroidal (một loại hợp chất hữu cơ). Ông cho rằng đây vẫn là một xu hướng đáng báo động trong các cầu thủ, bao gồm cả đội ngũ thanh thiếu niên.

Giáo sư Dvorak chia sẻ: “Nó đã trở thành một vấn đề văn hoá, một phần của trận đấu. Nhưng nó hoàn toàn sai lầm. Đối với tôi, rõ ràng đó là lạm dụng chất kích thích - đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng từ cảnh báo”. 

Giáo sư Dvorak cảnh báo về việc lạm dụng thuốc giảm đau

Giáo sư Dvorak cảnh báo về việc lạm dụng thuốc giảm đau 

Tuy nhiên, Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp Anh cho biết, việc lạm dụng thuốc giảm đau là “vấn đề lớn”.

Bình luận viên của BBC và cựu hậu vệ đội tuyển Anh, Danny Mills, nói rằng thuốc giảm đau trong bóng đá luôn được phổ biến rộng rãi: “Tôi đã ở trong nhiều phòng thay đồ, nơi tôi nhìn thấy những cầu thủ khác bị áp lực khi chơi với thuốc giảm đau”.

Mills cũng cho biết, các cầu thủ chơi ở cấp độ cao nhất không coi đây là một vấn đề vì họ sử dụng hợp pháp thường xuyên được các chuyên gia y tế theo dõi. Tuy nhiên, một số cầu thủ ở hạng đấu thấp hơn thì lại khác nếu không được đảm bảo an toàn tại chỗ.

Giáo sư Dvorak đã thu thập dữ liệu về việc uống thuốc của tất cả các cầu thủ tại mọi giải đấu của FIFA từ năm 1998 đến 2014. Kết quả là ông phát hiện gần 50% số thuốc kháng viêm hằng ngày và thuốc giảm đau có sẵn trên quầy. 

Các cầu thủ cảm thấy bị áp lực khi dùng thuốc để vượt qua các chấn thương nhẹ

Các cầu thủ cảm thấy bị áp lực khi dùng thuốc để vượt qua các chấn thương nhẹ 

Theo Dvorak, một số CLB ưu tiên cho sự thành công của cầu thủ khiến họ cảm thấy bị áp lực khi dùng thuốc để vượt qua các chấn thương nhẹ và phải chơi các trận đấu quan trọng.

Giáo sư Dvorak trước đó đã nêu lên mối quan ngại này khi làm việc cho FIFA, nhưng tuyên bố rằng cơ quan quản lý bóng đá thế giới vẫn chưa giải quyết vấn đề một cách thích hợp. Cụ thể, FIFA không thay đổi quan điểm kể từ khi Dvorak cảnh báo về những tác động dài hạn của các cầu thủ lạm dụng thuốc giảm đau vào năm 2012.

Thông thường, các cầu thủ bóng đá nói riêng và các VĐV thể thao nói chung chọn việc tiêm hoặc uống giảm đau, uống thuốc chống viêm như một cách phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thể thao đưa ra lời khuyên, không nên quá lạm dụng nó mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác. 

Có thể dùng nhiều cách điều trị khác thay vì dùng thuốc giảm đau

Có thể dùng nhiều cách điều trị khác thay vì dùng thuốc giảm đau 

Chẳng hạn, chườm đá khoảng 20-30 phút bằng cách cho đá lạnh vào trong một túi đàn hồi và chườm lên vùng bị đau. Nước lạnh sẽ làm chậm độ lưu thông trong máu của bạn, từ đó sẽ giúp giảm đau tốt hơn.

Hoặc xoa dịu với muối tinh chất. Muối Epsom chứa thành phần magnesium sulfate - một dạng kháng chất tác dụng giãn mô và cơ bị căng do tập luyện. Hòa tan một chén muối trong bồn tắm và ngâm vùng bị đau nhức của bạn trong đó. Nó sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, triệu chứng đau nhức cơ được giảm bớt.

Ngoài ra, phương pháp massage cho cơ bắp được thư giãn và trở về trạng thái bình thường nhanh nhất cũng được đánh giá cao. Đây là cách các VĐV chuyên nghiệp thường làm để phục hồi cơ bắp sau tập luyện và thi đấu với cường độ cao.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm