Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp

Q.T.
thứ sáu 3-5-2019 6:40:00 +07:00 0 bình luận
Xe đạp đường trường (Road bike) và xe đạp 3 môn phối hợp (Tri bike) có những đặc điểm khác nhau cần lưu ý.

Đối với hầu hết các VĐV ba môn phối hợp, những chiếc xe chạy đường trường (Road bike) là một phương tiện hết sức quen thuộc. Với trọng lượng nhẹ, có thể đạt tốc độ cao khi di chuyển trên đường nhựa, Road bike còn rất phù hợp nếu bạn dùng để làm phương tiện giải trí, tập thể dục. Tuy nhiên, trong một cuộc thi 3 môn phối hợp như IRONMAN 70.3 vào ngày 12/5 tới đây, việc bạn sử dụng một chiếc xe 3 môn phối hợp (Tri bike) sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Xét về đặc điểm và cấu trúc, Road bike và Tri bike có sự khác nhau nhất định.

Góc nghiêng của khung xe Road bike dốc hơn và phần đầu xe cao hơn so với Tri bike. Điều này giúp cho cua rơ có tư thế ngồi thẳng hơn cho đến khi uốn cong phần thân trên để sử dụng ghi đông kiểu drops. 

So với Tri bike, khung xe của phần lớn các loại Road bike đều bị tác động nhiều hơn bởi gió. Ở thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất đang cho “ra lò” những dòng xe Road bike khí động học như dòng Cervélo’s S series và Felt’s AR series, for instance.  

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Tri bike và Road bike có một số điểm khác nhau cơ bản.

Cấu trúc một chiếc xe đạp đường trường (Road bike)

1. Cốt yên (Seatpost)

Cốt yên dùng để nối khung xe với yên xe. Cốt yên dùng để điều chỉnh độ cao thấp của yên xe, tùy vào chiều cao của cua rơ và địa hình sử dụng. 

2. Stem (Potang)

Stem là một cục kim loại nối tay lái với cổ phuộc xe đạp, hỗ trợ cho các cua rơ trong việc điều hướng. Khi chúng ta chỉnh hướng tay lái, stem sẽ làm cho bánh trước của xe lệch theo hướng tương tự. Hai bên đầu của Potang gọi là Tops. Trong giới đạp xe, “Riding on tops” là thuật ngữ để chỉ tư thế đạp xe mà cua rơ đặt tay lên một trong hai bên đầu của Potang. Đây là tư thế đạp xe ưa thích của nhiều cua rơ khi leo núi.

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Road bike là phương tiện đi lại ưa thích của VĐV xe đạp nói chung trong cuộc sống thường ngày

3. Tay bấm xả (Hoods/Shifters)

Tay bấm xả dùng để điều khiển cùi đề (Derailleur). Thông thường, tay bấm xả bên trái dùng để điều chỉnh cùi đề trước (điều chỉnh dĩa), còn tay bấm xả bên phải điều chỉnh cùi đề sau (điều chỉnh líp). Trong giới đạp xe, thuật ngữ “on the hoods” dùng để nói về trạng thái các cua rơ đặt tay lên phần bọc tay bấm xả để nghỉ ngơi.

4. Phanh (Brakes)

Hầu hết các xe đạp đường dài đều sử dụng loại phanh kéo một phía (side-pull caliper-brakes).

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Cấu trúc cơ bản của một chiếc Road bike.

5. Bộ đề (Rear Derailleur)

Bộ đề gồm cùi đề trước và cùi đề sau, được điều khiển bởi tay bấm xả. Cùi đề trước có nhiệm vụ di chuyển sên cho dĩa, còn cùi đề sau sẽ di chuyển sên cho líp.

6. Drops (Ghi đông kiểu Drops)

Drops là loại ghi đông có phần tay cầm cong xuống phía dưới, loại ghi đông này sẽ giúp cho các cua rơ đạt tới sự tối ưu về khí động lực khi đạp, từ tư thế đạp xe tới phần mũ xe, bánh xe, thân xe…

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Cận cảnh một chiếc Road bike.

7. Lốp xe (Tyres)

Lốp của hầu hết các loại Road bike có độ rộng từ 23mm đến 25mm. Lốp xe Road bike có loại là Clincher (vành thông dụng nhất, dùng một ổ van để kết nối vỏ và săm xe), Tubular (vành truyền thống, vỏ xe được dính vào vành xe) và Tubeless (cũng là vành clincher, nhưng không dùng săm). Lốp Tubular không có săm trong khi lốp Clincher có săm. Lốp không săm ngày nay đươc sử dụng phổ biến với các loại xe đạp leo núi. Chi phí bảo dường và sửa chữa của lốp Clincher tốn kém hơn nhiều so với 2 loại lốp còn lại.

8. Bánh xe (Wheels)

Road bike thường sở hữu bánh xe có độ bền cao và khả năng chống đạn hơn các loại bánh aero có vành sâu. Do vậy, các bánh xe road bike thường có tối thiểu 20 nan hoa và vành có độ sâu tối thiểu.

Cấu trúc một chiếc xe đạp 3 môn phối hợp (Tri bike)

1. Nan hoa (Spokes)

Nan hoa có vai trò kết nối giữa vành xe và trục bánh xe (hub). Các nan hoa trong vành được được kéo căng với độ căng chuẩn giúp cho bánh xe trở nên vô cùng chắc chắn. Việc nan hoa bị lỏng hoặc gãy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ cân bằng của xe.

2. Ghi đông kiểu Bullhorns

Ghi đông này thường có cần phanh nhỏ nhô lên ở phần đầu, đối với xe điện thì sẽ có ay sang số. Ghi đông kiểu Bullhorns được sử dụng phổ biến khi các cua rơ không ngồi lên yên xe để tạo lực bẩy tốt hơn.

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Cấu trúc cơ bản của một chiếc Tri bike.

3. Tay cầm mở rộng (Extensions)

Các cua rơ sẽ nắm vào tay cầm mở rộng khi ngồi ở tư thế tối ưu hóa về khí động lực. Một số loại tri bike sẽ có những cần gạt số ở phần đầu tay cầm mở rộng này.

4. Miếng lót tay (Arm rests)

Đây là những tấm đệm lót phần cùi chỏ và cẳng tay khi tay của cua rơ đặt ở phần tay cầm mở rộng.

5. Vành (Rim)

Phần trên của vành xe là nơi để các khối phanh siết chặt nhằm giảm tốc độ di chuyển của xe. Phần bên trong của vành được kết nối với trục bánh xe thông qua nan hoa.

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Cận cảnh một chiếc Tri bike.

6. Bộ líp (Cassette)

Bộ líp thường có 10 hoặc 11 bánh răng, sự dịch chuyển của bánh răng và đĩa xích sẽ giúp cho xe đạp chuyển động.

7. Bánh xe khí động học (Aero wheels)

Bánh xe khí động học gồm có các sợi carbon nhằm tối ưu hóa hơn nữa khí động lực khi đạp. Các loại bánh xe này có độ rộng từ 35mm đến 90mm.

Điểm khác nhau cơ bản giữa xe đạp đường trường và xe đạp 3 môn phối hợp
Cấu trúc của Tri bike giúp cho các cua rơ không bị tác động nhiều bởi gió khi thi đấu ở nội dung 3 môn phối hợp

8. Phanh tích hợp (Integrated brake)

Đây là loại phanh có ở hầu hết các loại tri bike. Các loại phanh này tích hợp với phuộc xe ở bánh trước và ẩn phía sau khung xe  nhằm cải thiện khí động lực của xe.

9. Phuộc (Forks)

Phuộc dùng để nối bánh trước với tay lái của xe. Phần nòng cổ xe (Steerer tube) ở đầu phuộc được đút vào trong phần gióng đầu (Head tube) của khung xe và được kẹp bởi Potang. Điều này giúp cho bánh xe đổi hướng khi cua rơ điều chỉnh tay lái. 

Techcombank IRONMAN 70.3 Asia-Pacific Championship Vietnam 2019 diễn ra tại Đà Nẵng từ 9 đến 12/5/2019. Với khoảng 2.200 vận động viên, trong đó có hơn 1.000 vận động viên Việt Nam, IRONMAN 70.3 Vietnam 2019 sẽ là sự kiện có đông vận động viên tham gia nhất sau 5 năm tổ chức tại Đà Nẵng.

Hơn 40 vận động viên chuyên nghiệp tầm cỡ thế giới, cùng nhiều hảo thủ đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tranh tài để giành 50 suất dự Giải vô địch thế giới diễn tại Nice (Pháp) vào ngày 7-8/9/2019. IRONMAN 70.3 Vietnam 2019 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 75.000 USD.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm