Bạo lực bóng đá toàn cầu: Ở đâu “đầu sưng” nhiều nhất?

thứ tư 17-12-2014 19:00:59 +07:00 0 bình luận
(Thethao24.tv) –CĐV ở nơi nào trên thế giới ưa bạo lực nhất? Các nhóm hooligan xuất phát từ đâu? Bọn chúng hành

(Thethao24.tv) –CĐV ở nơi nào trên thế giới ưa bạo lực nhất? Các nhóm hooligan xuất phát từ đâu? Bọn chúng hành động như thế nào? Mục tiêu nhắm đến của chúng là gì? Đó là những câu hỏi mà ai cũng muốn biết, nhưng không phải người nào cũng tìm thấy câu trả lời.

201310151513548055429-p5

Nguồn gốc của bạo lực
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực nghiền ngẫm về vấn nạn bạo lực bên ngoài sân cỏ, theo những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhà xã hội học người Hà Lan, Ramon Spaaij cố gắng xây dựng một biểu thức chung cho các nhóm CĐV của một số CLB châu Âu mà mình quan tâm. Đồng nghiệp người Scotland của Spaaij là Richard Giulianotti so sánh hooligan của Argentina với 3 làng cầu thuộc châu Âu. Còn học giả người Anh, Eric Dunning phân tích tình trạng bạo lực tại 14 quốc gia thuộc mọi lục địa, trừ châu Phi.
Đó đều là những nghiên cứu vô cùng đáng trân trọng, dù cũng không tránh khỏi các hạn chế và tranh cãi. Lựa chọn đối chiếu các quốc gia và các CLB đưa đến kết luận rằng nguồn gốc bạo lực hình thành, phát tác dữ dội nhất tại châu Âu và châu Mỹ, điều mà cư dân của hai lục địa này cực lực phản bác. Tuy vậy, nghiên cứu của nhóm Giulianotti cũng hé mở một phần bí ẩn về 4 câu hỏi đã nêu ở phần đầu bài viết.
Trong số 10 vụ bạo lực sân cỏ có số lượng người tử vong cao nhất, có tới 4 vụ xảy ra ở châu Mỹ. Dẫn đầu là cuộc giao tranh giữa hai quốc gia láng giềng El Salvador và Honduras liên quan tới vòng loại World Cup 1970 khiến 2.100 người thiệt mạng. Xếp thứ hai là trường hợp xảy ra tại Lima, nơi Peru và Argentina chạm trán trong khuôn khổ vòng loại Thế vận hội 1964. Tổng cộng 318 người đã chết.
Tại châu Âu, thảm khốc nhất là thảm kịch Hillsborough vào năm 1989 làm 96 CĐV phải từ bỏ cuộc sống, trong đó nạn nhân trẻ tuổi nhất chính là em họ của đội trưởng Liverpool hiện tại, Steven Gerrard. Vương quốc Anh còn xuất hiện một lần nữa trong bộ “Hồ sơ thần chết” này, ở vị trí thứ 9/10. Màn tỷ thí giữa hai địch thủ không đội trời chung Rangers – Celtic vào ngày 2/1/1971 đã khiến 66 trái tim yêu bóng đá vĩnh viễn ngừng đập.
Tử thần mỗi lúc một đông
Bóng đá được phổ cập chậm và muộn hơn các châu lục khác, nhưng châu Á cũng từng phải chứng kiến một cơn ác mộng kinh hoàng tại Nepal hồi tháng 3/1988. Trận đấu giữa hai đội bóng có cái tên cực dài là Janakpur Cigarette Factory LC và Muktijoddha Sangsad KC đã kéo theo một danh sách tử nạn đến tận con số 93.
Cùng với những bước tiến vượt bậc về khoa học, kỹ thuật và giải trí, tình trạng bạo lực sân cỏ cũng nhanh chóng leo thang. Tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến năm 2012, có cả thảy 80 trận đấu khép lại với hệ luỵ là ít nhất 2 người tử nạn. Điều đáng nói là trong giai đoạn từ 1900 cho đến hết thập niên 1950, số trận cầu chết chóc chỉ là 7. Riêng quãng thời gian 1910-1929, không có CĐV nào phải chết vì tình yêu của mình.
Nhưng từ năm 1960 đến 2009, số lượng những trận đấu “tử thần” gia tăng đến choáng váng với tổng cộng 58 trận đấu có từ 2 người chết trở lên. Đỉnh điểm chính là thập niên 2000 với 17 trận.
Trong số 80 trận đấu đẫm nước mắt ấy, 49 trận là giữa các CLB và 20 trận ở cấp ĐTQG.
Muốn sống, đừng đến Argentina
Xét về tổng thể, châu Phi dẫn đầu với 33 vụ bạo loạn sân cỏ. Nam Mỹ xếp thứ hai với 18. Châu Âu có 13. Châu Á có 11. Khu vực Bắc Mỹ chỉ có 5 và đặc biệt là châu Đại dương chưa từng xảy ra bất kỳ một bi kịch chết chóc nào.
Xét ở mức độ quốc gia, Anh và CHDC Congo chia sẻ vị trí thứ ba với cùng 4 vụ. Indonesia, Ai Cập, Liberia, Nigeria, Zimbabwe, Mexico và Scotland đều là 3. Là quốc gia giàu thành tích nhất tại World Cup, Brazil cũng chiếm luôn ngôi Á quân ở khía cạnh bạo lực với 5 vụ. Đối trọng của Brazil tại Nam Mỹ, Argentina chính là nhà VĐ tuyệt đối về mức độ nguy hiểm với 8 vụ bạo loạn dẫn đến tử vong. Hai CLB hàng đầu của xứ sở Tango, Boca Juniors và River Plate sở hữu những CĐV hiếu chiến nhất. Các nhóm hooligan (hoặc ultras) của cặp đôi này đã gây ra tổng cộng 8 màn ẩu đả chết người.
Liên quan đến các giải đấu, không có gì ngạc nhiên khi sân chơi lớn nhất hành tinh là World Cup đã và đang là bãi chiến trường dữ dội nhất. Riêng các trận đấu thuộc vòng loại World Cup đã gây ra 13 vụ xung đột nghiêm trọng. Trong khi đó, con số tương ứng tại EURO chỉ bằng số lẻ (3).
Bóng đá bản chất chỉ là một trò chơi. Nhưng cái trò chơi đơn giản và phổ cập ấy đang bắt người ta phải trả những cái giá quá đắt.

QUỐC BẢO

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm