Tọa đàm khoa học Xây dựng thương hiệu Đội tuyển Bóng đá nam Quốc gia Việt Nam diễn ra sáng 17/6/2022 tại Hà Nội đã thu hút nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thể thao nói chung, môn bóng đá nói riêng, đại diện các đơn vị tài trợ, các CLB bóng đá trong nước…
Một chủ đề nhận được sự quan tâm lớn là “Làm thế nào để nâng cao giá trị thương hiệu cho bóng đá Việt Nam?”, do ông Nguyễn Minh Châu- Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trình bày.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Minh Châu, bắt đầu từ năm 2000, bóng đá Việt Nam bước sang mô hình chuyên nghiệp, qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển có nhiều thăng trầm, thành công có nhưng bạo lực và tiêu cực vẫn chưa đầy lùi triệt để.
Những khó khăn và thách thức vẫn còn nhiều qua từng giai đoạn kinh dẫn tới đầu tư thiếu đồng bộ trong phát triển bóng đá Việt Nam. Sự nỗ lực chung tay của xã hội, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã đóng góp rất lớn vào sự trưởng thành của Bóng đá Việt Nam bên cạnh sự quan tâm định hướng của nhà nước và các cơ quan chức năng.
Sự chuyển mình trong vận hành bóng đá đỉnh cao bằng việc thành lập công ty VPF năm 2011 chuyên trách vận hành các giải đấu chuyên nghiệp Việt Nam đánh dấu bước tiến trong huy động nguồn lực xã hội tham gia vào bóng đá và tạo sân chơi quyết luyệt và sòng phẳng.
Năm 2017 là một năm đánh dấu những thành công của bóng đá Việt Nam trên trường quốc tế sau quá trình đầu tư dài hạn chú trọng bóng đá trẻ và có 6 Đội tuyển Quốc gia lọt vào VCK Châu Á: ĐT U23, ĐTQG Nam, ĐTQG Nữ, ĐT U16, ĐT U19, ĐT Futsal thi đấu trong năm 2018. Trong đó, Thành tích xuất sắc của ĐT U23 Việt Nam khi lần đầu tiên trong lịch sử Bóng đá Việt Nam đã góp mặt trong trận chung kết của VCK Châu Á 2018.
Tiếp nối thành công bước đầu và LĐBĐVN tiếp tục đầu tư chuyên sâu toàn bộ hoạt động bóng đá, kết quả đạt được: vô địch ĐNA 2018, Vô địch SEA Games năm 2019 của ĐT Nam-Nữ; ĐTQG vào VCK Asian Cúp 2021; Vô địch SEA games 31 của ĐT Nam - Nữ năm 2022; ĐTQG Nữ vào VCK FIFA World Cup 2023...
Đây là thời điểm khởi sắc của Bóng đá Việt Nam. Rất cần thiết phải duy trì, phát huy và CẦN PHẢI CÓ đầu tư CHIẾN LƯỢC và dài hạn để phát triển hội nhập bóng đá thế giới hướng tới World Cup 2026. Theo khảo sát, 81% người hâm mộ bóng đá toàn cầu chọn bóng đá cho chủ đề BÓNG ĐÁ trong giao tiếp.
Và để phát triển thương hiệu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam, một số giải pháp được đưa ra trong Đề tài khoa học Bộ do Th.S Bùi Việt Hà - Phó Vụ trưởng Vụ TCCB - Chủ nhiệm Đề tài đưa ra:
- Xây dựng tính chuyên nghiệp trong Đội tuyển: ý thức trách nhiệm từng cá nhân, tính kỷ luật chặt chẽ trong sinh hoạt, tác phong tập luyện, hình ảnh xuất hiện trong công chúng và tính tập thể trong thi đấu…..
- Đầu tư chuyên môn: từ đào tạo trẻ, phát triển tài năng qua các hệ thống thi đấu trẻ trên toàn quốc, mở rộng thi đấu giao hữu và chính thức trong các giải quốc tế, tuyển chọn các chuyên gia giỏi, cơ sở thiết bị tập luyện và phục hồi được chú trong nâng cao.
- Quảng bá truyền thông hình ảnh Đội tuyển quốc gia gắn tại từng trận đấu qua các kênh truyền hình, youtube, mạng xã hội. Triển khai các hoạt động cộng đồng, giao lưu người hâm mộ, gắn kết với các hoạt động xã hội (như chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19….)
- Kinh phí đầu tư được tập trung khai thác từ nguồn lực xã hội hóa qua hoạt động tiếp thị và vận động tài trợ, khai thác các thương quyền từ Đội tuyển (tài trợ, quảng cáo, bản quyền truyền hình, bản quyền hình ảnh...).