Cầu thủ và ám ảnh chấn thương: 5 "điểm chết" cầu thủ sợ hãi (Bài 2)

thứ sáu 22-7-2016 8:46:22 +07:00 0 bình luận
Mỗi cầu thủ có thể gặp hàng chục chấn thương ở các mức độ khác nhau trong sự nghiệp. Nhưng đâu là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá?

Mỗi cầu thủ có thể gặp hàng chục, hoặc thậm chí là hàng trăm chấn thương lớn nhỏ trong sự nghiệp thi đấu. Nhưng đâu là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá?

Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Jaume I (Castellon), Đại học Bách khoa Madrid, và Đại học Exeter (Vương quốc Anh) chỉ ra rằng, 90% chấn thương của các cầu thủ xảy ra ở nửa dưới cơ thể tính từ thắt lưng trở xuống, bao gồm háng, xương chậu, hông, đùi, đầu gối, bắp chân, bàn chân và mắt cá chân. Trong đó, những loại chấn thương phổ biến đều liên quan đến cơ và dây chằng. 

Dưới đây là 5 loại chấn thương hay gặp nhất trong bóng đá. 

Rách gân kheo

Gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi kết dính nhóm cơ bắp chịu lực ở phía sau với xương. Đây là một nhóm cơ lớn, chịu tác động lẫn nhau và rất dễ tổn thương do áp lực không được chia đều lên các nhóm cơ.

Khi các cầu thủ hoạt động với cường độ cao, gân kheo có thể bị kéo căng vượt giới hạn và thậm chí là rách cơ. Chấn thương gân kheo là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá khi chiếm đến 40% chấn thương ở lĩnh vực này.

Cầu thủ và ám ảnh chấn thương: Những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh (Bài 2)

 

 

Để ngăn chặn chấn thương gân kheo, các cầu thủ nên khởi động kỹ trước khi thi đấu và tập luyện nhằm mở rộng cơ đùi nhờ tăng nhiệt độ của nhóm cơ lên khoảng 1-2 độ C. Một bài khởi động thích hợp là một bài khởi động trong kéo dài trong khoảng 20 phút, bắt đầu một cách nhẹ nhàng và kết thúc ở mức độ vừa phải.

Trong trường hợp gặp chấn thương gân kheo, các cầu thủ cần thực hiện đúng 4 bước thả lỏng cơ thể, hạ nhiệt bằng cách chườm nước đá, nén cơ và tập luyện lại khi các cơ đã giảm đau. Lưu ý ở đây là không bao giờ được chườm đá trực tiếp nên da vì có thể gây ra “bỏng lạnh” khiến chấn thương càng trầm trọng hơn.

Và tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra một lịch nghỉ phù hợp cho một cầu thủ gặp chấn thương gân kheo. Thông thường, các cầu thủ sẽ phải nghỉ ngơi từ vài tuần đến 3 tháng mới có thể bình phục hoàn toàn.

Trật mắt cá chân

Trật mắt cá chân chiểm khoảng 12% chấn thương trong bóng đá. Đây là tổn thương phần mềm xung quanh mắt cá chân, chủ yếu là dây chằng, khiến mắt cá chân bị xoắn vào trong. 

Và cũng như chấn thương dây chằng, phần bao bọc khớp mắt các chân cũng có thể bị tổn thương, chảy máu, đau và sưng.

Thông thường, các cầu thủ sẽ chọn cách quấn băng xung quanh mắt cá chân hoặc đeo dụng cụ bảo vệ cổ chân. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ chấn thương mắt cá chân của những cầu thủ quấn băng là 4,9 ca 1.000 trận so với 2,6 ca/1.000 trận đối với những người sử dụng dụng cụ bảo vệ chuyên dụng.

Cầu thủ và ám ảnh chấn thương: Những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh

 

Một dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ cổ chân

Những con số trên thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 33 ca trật mắt cá/1.000 trận của những cầu thủ không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ mắt cá chân.

Các nghiên cứu cho thấy các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp các cầu thủ cải thiện đáng kể chức năng của mắt cá chân. Wobble board đã ra đời trong một hoàn cảnh như vậy. Hiểu một cách đơn giản thì Wobble board sẽ giúp các cầu thủ rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và tăng cường cảm nhận ở vùng khớp chân.

Những cuộc thử nghiệm đã chứng minh, những người từng bị chấn thương mắt cá chân trải qua một thời gian tập luyện với Wobble board sẽ giảm hẳn nguy cơ tái phát chấn thương này.

Còn trong khoảng thời gian mới gặp chấn thương, điều các cầu thủ cần phải là nghỉ ngơi, chườm nước đá và xoa bóp vùng bị thương. Tuy nhiên, người bị thương mắt cá tuyệt đối không được chườm nước đá trực tiếp vào da nhằm tránh bị “bỏng lạnh”.

Vỡ sụn đầu gối

Vỡ sụn đầu gối cũng là một chấn thương hay gặp trong bóng đá, chiếm khoảng 12% các ca chấn thương ở môn thể thao Vua. Nó xảy ra khi chân của các cầu thủ phải chịu một lực lớn trong lúc co đầu gối khiến mô sụn ở bộ phận này bị tổn thương.

Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp nào hữu hiệu để ngân chặn chấn thương vỡ sụn đầu gối. Bởi vậy, các cầu thủ chỉ có thể tập luyện cho cơ đùi thật khỏe để chịu đựng sức nặng mà khớp gối có thể gặp trong quá trình thi đấu.

Cầu thủ và ám ảnh chấn thương: Những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh (Bài 2)

 

 

Một chấn thương vỡ sụn đầu gối nhẹ có thể được điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu. Nhưng nếu chấn thương nghiệm trọng hơn thì cần phải tiến hành phẫu thuật kết hợp vật lý trị liệu để các cầu thủ có thể trở lại thi đấu sau khoảng 4-6 tuần từ ngày dính chấn thương.

Thoát vị

Chấn thương thoát vị thường xảy ra khi vùng xương chậu phải chịu áp lực lớn từ việc sút, di chuyển nhanh và xoay người. Khi mới gặp chấn thương này, các cầu thủ vẫn có thể tiếp tục thi đấu, nhưng điều này chỉ càng khiến tình hình thêm nghiêm trọng.

Các cầu thủ vẫn được khuyên nên tập luyện vùng thắt lưng và xương chậu nhằm cải thiện khả năng chịu đựng áp lực lớn từ vùng bụng đến xương chậu. Nhưng khi đã gặp chấn thương thì các cầu thủ cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ bởi chấn thương thoát vị sẽ không biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng nếu không có sự chẩn đoán chính xác.

Cầu thủ và ám ảnh chấn thương: Những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh (Bài 2)

 

 

Thông thường các cầu thủ cần được siêu âm để tìm ra phác đồ điều trị hợp lý và đeo bộ dụng cụ cố định vùng xương chậu trong thời gian chờ phẫu thuật.

Đứt dây chằng chữ thập

Dây chằng chữ thập nằm trong khớp gối giữa xương đùi và xương ống chân với chức năng chính là đảm bảo sự xoay chuyển hợp lý ở khớp đầu gối. Chấn thương đứt dây chằng chữ thập có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ví như tiếp đất không an toàn từ một cú dậm nhảy khiến đầu gối uốn cong, hoặc va chạm trực tiếp với đầu gối của đối thủ.

Để phòng tránh chấn thương dây chằng chữ thập, các cầu thủ được khuyên tập luyện với Wobble board nhằm rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và tăng cường cảm nhận ở vùng đầu gối. Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh, những cầu thủ tập luyện với Wobble board sẽ giảm hẳn nguy cơ tái phát chấn thương so với những cầu thủ không tập. 

Cầu thủ và ám ảnh chấn thương: Những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh (Bài 2)
Một bài tập với Wobble board

Sau khi gặp chấn thương đứt dây chằng đầu gối, các cầu thủ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, họ cũng có thể tiến hành phương pháp sơ cứu tạm thời bao gồm các bước là nghỉ ngơi, chườm đá để giảm đau, sưng (nhưng không chườm đá trực tiếp lên da để tránh “bỏng lạnh”) và xoa bóp. 

Nghiên cứu của Physio Room cho thấy, tỷ lệ chấn thương trong bóng đá nữ cao hơn bóng đá nam. Ngoài ra, tỷ lệ chấn thương giữa hai nhóm tuổi cũng có sự khác biệt lớn. Nguy cơ dính chấn thương của những cầu thủ trưởng thành là 9-35 ca chấn thương trong 1.000 trường hợp so với 0,5-13 chấn thương ở những cầu thủ thanh thiếu niên trong cùng khoảng thời gian.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm