Chuyện về đội bóng phủi nức danh sát vách học viện của bầu Đức

thứ bảy 23-12-2017 23:29:25 +07:00 0 bình luận
Đi làm thuê để nuôi đam mê với bóng đá. Nào ngờ, thứ đam mê đó giúp đội bóng xã Glar (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) nức danh cả đại ngàn Tây Nguyên.

Đi làm thuê để nuôi đam mê với bóng đá. Nào ngờ, thứ đam mê đó giúp đội bóng xã Glar (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) nức danh cả đại ngàn Tây Nguyên.

Từ Pleiku, rẽ hướng Hàm Rồng, nơi đặt bản doanh của Học viện HAGL Arsenal JMG khoảng 10 cây số, chúng tôi có mặt ở xã Glar đúng lúc 12h trưa, không khí bỗng nhiên rộn ràng đến khó cưỡng. Tiếng “bốp”, “bốp” nghe inh cả tai. Sà vào một sân bóng thì bắt gặp bà con đang chơi thể thao giữa buổi trưa của cái rét buốt Tây Nguyên.

Tình cờ bắt chuyện thì bất ngờ gặp ngay Thưnh, một thành viên của đội bóng ở xã. Thưnh (sinh năm 1984) bảo: "Bà con mình không ngủ trưa đâu mà thích chơi thể thao thôi". Nói xong, Thưnh dẫn chúng tôi đến nhà của ông Khelly Khiêm (1954), người vừa mới nghỉ hưu sau gần 10 năm làm cán bộ văn hóa ở UBND xã và là HLV của đội bóng. Những câu chuyện cứ thế tuôn trào...

Làm thuê “nuôi” bóng đá

Ông Khiêm kể: “Hồi thập niên 70 của thế kỷ trước, ở Glar phong trào bóng đá đã sôi nổi rồi. Thời đó, nông trường nào cũng thành lập ra các đội bóng để đá giải trí cả. Cứ chiều chiều khi đi làm về, công nhân của các nông trường lại tụ họp lại để chơi thể thao cho đỡ mệt nhọc”.

Ảnh 1 - GIỮA: Đội bóng xã Glar đặc biệt ở chỗ toàn 100% người Bahnar.

Ban đầu chỉ là chơi cho vui, tăng cường sức khỏe nhưng khi phong trào phát triển như “nấm mọc sau mưa” thì các nông trường liên kết lại để thành đội bóng của xã Glar. Buôn làng hay nông trường nào cũng đều dành khoảnh đất để làm sân bóng.  Thế là, đội bóng của xã Glar, gồm 100% là người Bahnar, bắt đầu đi đá giao lưu. Đầu tiên là với các đội bóng trong tỉnh cách cả trăm cây số ở Ayun Pa rồi ra tận Kon Tum.

“Bóng đá với bà con chúng tôi nó như cây với rừng vậy. Mê mệt đến nỗi mỗi khi đi giao lưu, chúng tôi bỏ cả công việc, vừa đi đá bóng vừa mang cả xoong nồi, gạo để nấu ăn. Đi cả ngày đường mà không hề mệt mỏi gì cả, cứ nghĩ được đá bóng là vui rồi”, ông Khiêm kể lại.

Không chỉ là đá cho vui mà đội bóng của xã Glar nức tiếng lúc bấy giờ. Đá đâu là thắng đó. Có tiếng, đội bóng được Công ty cao su Mang Yang đóng ngay tại địa phương thuê đá cho công ty. Năm 1948-1985, đội bóng của Cty Mang Yang đoạt giải nhất tỉnh và đại diện cho Gia Lai tham dự giải hạng B toàn quốc (tương đương giải hạng Nhất hiện tại). Thế nhưng, họ chỉ lóe sáng được một mùa rồi sau đó giải tán.

Ảnh 2 - FULL MÀN HÌNH: Một giải đấu phong trào bóng đá ở huyện Đăk Đoa có sự góp mặt của xã Glar.

Nhận phải cú sốc lại không có doanh nghiệp đỡ đầu nên bóng đá nơi đây lắng xuống. “Thời điểm đó xã cũng chưa có nhiều kinh phí để hỗ trợ đội bóng nên để nuôi đam mê, chúng tôi đi làm thuê rồi tự bỏ tiền ra để đi đá bóng. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi phong trào bắt đầu mạnh trở lại, chúng tôi mới tái lập đội bóng.

Ở đây gặp thuận lợi là đam mê của bà con nên dễ triệu tập nhưng khó khăn là không có nhiều kinh phí nên thanh niên các buôn làng vừa đi làm thuê vừa tự đóng tiền mua trang phục, bóng để chơi. Với bà còn thì có bóng đá là vui lắm rồi”, ông Khiêm nhớ như in thuở cơ hàn của đội bóng xã Glar. Từ đó nâng bước cho sự tồn tại và phát triển khá bền vững của đội bóng xã.

Chắp cánh giấc mơ chuyên nghiệp

Là xã khó khăn của tỉnh Gia Lai với nhiều con em có hoàn cảnh đặc biệt như nghèo khó, mồ côi, không nơi nương tựa,...Thế nhưng, các em lại có khả năng về bóng đá. Tiếng lành đồn xa và năm 2004, đội bóng của xã Glar được chọn là đại diện của tỉnh Gia Lai tham dự giải bóng đá trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do báo Công an TPHCM tổ chức.

Ảnh 3 - PHẢI: Ông Khelly Khiêm trò chuyện với Webthethao.

Ngay trong năm đầu tiên tham dự, đội đã đi đến thẳng trận chung kết. Chỉ 1 năm sau, họ lần đầu tiên vô địch trong sự sung sướng tột độ. Từ đây, năm nào, đội bóng xã Glar cũng đại diện cho Gia Lai tham dự sân chơi đặc biệt này. Trong khoảng thời gian từ 2004-2016, đội bóng luôn vào đến trận chung kết và có tới 8 lần lên bục cao nhất.

Không chỉ vậy, các em còn được xuất ngoại để sang thi đấu ở Philippines, Singapore, Thái Lan... Để có sự phát triển bền vững đó, ông Khelly Khiêm đã dốc hết tâm huyết để “đãi cát tìm vàng”.

“Đa số mỗi em chỉ đá một năm vì hết tuổi. Thế là năm sau mình lại tuyển chọn người khác. Mình trực tiếp đi các huyện, xã khắp tỉnh để tìm các em về. Sau đó, mình đưa về nhà ăn ở tập trung mấy tháng trời, tự tập luyện tại sân bóng nhà mình đến khi tỉnh gọi thì lên Pleiku tập trung 2 tuần rồi đi tham dự giải”, ông Khiêm chia sẻ.

Ảnh 4 - GIỮA: Dựa trên nền tảng vốn có, đội bóng xã Glar phát huy mọi tiềm lực để phát triển vững mạnh.

Cũng chính từ cách làm này mà ông Khiêm đã phát hiện ra tài năng của Ksor Úc, Rmah Sươ. Cả hai được ông Khiêm đưa về ở tại nhà trong 2 mùa giải liên tiếp. Chính ông là người “dạy” cho những cầu thủ chuyên nghiệp này những bài học cơ bản đầu tiên. "Trong nhiều đứa ăn tập ở mình thì thằng Ksor Úc, Rmah Sươ chơi tốt lắm. Cũng may tụi nó bén duyên nữa.

Năm 2007, khi nghe tin bầu Đức bắt đầu tuyển sinh lứa đầu tiên của Học viện HAGL Arsenal JMG, tôi bảo phụ huynh của Ksor Úc cho đi thi thử xem sao vì tố chất của nó không thua gì ai. Cuối cùng, nó khiến mình tự hào khi trở thành 16 học viên đầu tiên của Học viện. Còn Rmah Sươ thì mới đây thôi. Cũng ăn tập ở Galr 2 năm rồi về đầu quân cho bầu Đức", ông Khiêm tự hào về cái nôi chắp cánh cho các cầu thủ dân tộc thiểu số ít người ở Gia Lai.

Bằng mối quan hệ của mình, ông “bắt tay” với CLB Futsal Thái Sơn Nam để gửi 4 người con ưu tú của xã vào TP.HCM tập luyện, theo con đường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có một mình Yung trụ lại và hiện đang là thành viên của CLB Futsal Sanest Khánh Hòa.

“Mấy đứa còn nhỏ nên không ý thức được. Mình đã dặn dò kỹ nhưng khi nghe có người rủ về làm rẫy có tiền hơn đi đá bóng chi cho cực, tụi nó trốn về nhà, chỉ còn thằng Yung ở lại. Giờ đây tụi nó ân hận lắm, muốn quay lại mà tôi nào đâu còn mặt mũi nào để xin nữa. Ở Thái Sơn Nam vừa được dạy đá bóng, vừa học phổ thông lại có tiền lương mà tụi nó dại quá”, ông Khiêm thở dài.

Ảnh 5 (gộp hai ảnh 5-1 và 5-2 lại với nhau)- TRÁI: Rmah Sươ và Ksor Úc từng nhiều năm ăn tập ở xã Glar trước khi bước ra ánh sáng.

“Giá như lúc đó mình đừng nghe bạn bè nó rủ rê thì giờ đã có thể theo thằng Yung rồi. Muốn quay lại lắm nhưng sợ không kịp nữa rồi”, Blếu tỏ vẻ tiếc nuối.

Đổi đời nhờ... phủi

Từ khi sân cỏ nhân tạo trở thành trào lưu thì đội bóng xã Glar cũng nhanh chóng bắt nhịp với thời đại. Chỉ quen đá sân 11 người nên khi bắt đầu chơi bóng ở sân 5 hay sân 7, bà con ở Glar bỡ ngỡ vô cùng.

BOX: “Mấy đứa còn nhỏ nên không ý thức được. Mình đã dặn dò kỹ nhưng khi nghe có người rủ về làm rẫy có tiền hơn đi đá bóng chi cho cực, tụi nó trốn về nhà, chỉ còn thằng Yung ở lại. Giờ đây tụi nó ân hận lắm, muốn quay lại mà tôi nào đâu còn mặt mũi nào để xin nữa”, ông Khiêm đau đáu.

“Những lần đầu thấy họ đá thú vị lắm. Khi tham gia tấn công thì hầu hết đều lên tấn công còn khi phòng ngự cũng thế, họ lùi cả về để phòng ngự. Bởi thế, đá với họ dễ đá lắm. Cứ nhăm nhăm dưới sân nhà rồi đợi họ tràn lên tấn công, mình phản công là ăn bàn”, tiền vệ Hồ Văn Thuận vừa vô địch V.League 2017 cùng Quảng Nam và có gốc ở huyện Đăk Đoa kể lại.

Ảnh 6 - GIỮA: Nhiều cầu thủ đổi đời nhờ bóng đá phủi

“Những ngày đầu tham gia các giải phủi sân cỏ nhân tạo thua te tua”, ông Khiêm cười khà khà. Nhận thấy có thể phát triển được, ông Khiêm cho một số người lên Pleiku đá cho quen rồi gọi những người không trụ lại ở Thái Sơn Nam để về bày vẽ cho bà con.

Cứ tham gia rồi riết thành quen. Đội phủi Glar bắt đầu định hình vai vế ở làng phủi Gia Lai. Các giải do bia Larue hay Sài Gòn tổ chức, họ luôn đạt thứ hạng cao. Không những vậy, năm 2014, đội bóng xã Glar đại diện cho huyện đạt giải nhất môn bóng đá 11 người tại Đại hội TDTT tỉnh. Mới đây, họ vô địch Đại hội TDTT các dân tộc thiểu số toàn quốc môn bóng đá 7 người được tổ chức ở Đăk Lăk và vô địch giải phủi Colosse & Boulouge Cup quy tụ 12 đội phủi mạnh hàng đầu ở Gia Lai.

Ảnh 7 - PHẢI: Khelly Khiêm - Thưnh là đại diện tiêu biểu cho hai thế hệ ở xã Glar.

Cũng chính vì tài năng được khẳng định nên nhiều cầu thủ xã Glar vừa đi làm rẫy vừa đá thuê để kiếm thêm thu nhập. “Họ gọi đi nhiều lắm. Mình suốt ngày đi đá thuê cũng kiếm được kha khá để làm lại cái gian nhà”, Thưnh bày tỏ.

Blếu cũng đỡ áy náy hơn khi bóng đá phủi giúp anh nguôi ngoai giấc mơ chuyên nghiệp. “May mà đá phủi giúp mình kiếm tiền để lo cho gia đình chứ không thì ân hận cả đời”.

Ảnh 8 - FULL MÀN HÌNH: Đội bóng xã Glar là niềm tự hào của bà con dân tộc thiểu số trên toàn quốc.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm